khu-cong-nghiep-tai-tay-ninh
Trang chủ » Tin tức » Đất khu công nghiệp » Các khu công nghiệp Tây Ninh hưởng lợi từ hạ tầng giao thông

Các khu công nghiệp Tây Ninh hưởng lợi từ hạ tầng giao thông

Các khu công nghiệp Tây Ninh đang dần hưởng lợi từ các dự án phát triển hạ tầng giao thông. Các dự án này kết nối các vùng trọng điểm giúp Tây Ninh đạt được những thành tựu sản xuất công nghiệp thời gian qua. Năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 3,9% so với cùng kỳ.

Dù không đạt Nghị quyết đề ra (tăng 8% trở lên) nhưng là kết quả cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện 10.050 tỷ đồng, đạt 100,5% dự toán, tăng 4,6% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GRDP đạt 40,1%. Nhìn chúng vốn vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực, uớc đạt 98,63% kế hoạch.

Xét theo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2019, Tây Ninh xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố với 67,05 điểm. Năm 2018 Tây Ninh xếp thứ 14 trong cả nước. Như vậy, dù bị giảm một bậc so với năm 2018 nhưng điểm số của Tây Ninh có cải thiện đáng kể. Tỉnh này vẫn nằm trong nhóm 16 tỉnh, thành phố có kết quả tốt về PCI 2019.

1. Ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông tạo động lực thu hút vốn đầu tư

Giai đoạn 2020-2025, Tây Ninh sẽ hướng mạnh hơn nữa vào khai thác lợi thế về vị trí địa lý. Tỉnh này nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm trên trục hành lang Đông-Tây. Ngoài ra, có tuyến đường Xuyên Á và có 3 cửa khẩu quốc tế với Campuchia. Các điều kiện này sẽ giúp phát triển mạnh công nghiệp theo chiều sâu.

Đối với hoạt động của Nhóm công tác hạ tầng giao thông, đã đẩy mạnh thực hiện các dự án quan trọng. Cụ thể: xử lý các vướng mắc về mặt bằng và thi công 5/6 gói thầu vướng giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, đã thực hiện Dự án Tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ Đông. UBND TP.HCM và UBND tỉnh Tây Ninh cũng đã cùng trao đổi, đề xuất phương án thực hiện dự án cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài.

Ngày 12/10/2020, UBND tỉnh Bình Dương và UBND tỉnh Tây Ninh khởi công dự án cầu và đường kết nối giao thông giữa hai tỉnh. Theo dự án, phía Bình Dương sẽ làm một cây cầu và đường dẫn với quy mô 6 làn xe. Cầu sẽ băng ngang sông Sài Gòn, kết nối đường ĐT744 (huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) và đường Đất Sét – Bến Củi (huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh).

Tổng mức đầu tư phía Bình Dương khoảng 370 tỉ đồng. Dự kiến sẽ thi công trong vòng 15 tháng. Trước đó, tỉnh Tây Ninh đã khởi công xây dựng tuyến đường dài gần 13km kết nối với Bình Dương. Tổng mức đầu tư phía Tây Ninh là 518 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành cuối 2021.

2. Các Khu công nghiệp Tây Ninh gắn kết với sự phát triển hạ tầng

Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng mạnh trong những năm gần đây. Điều này chứng tỏ sự hấp thụ vốn đầu tư vào công nghiệp nói chung và tại các KCN đang đạt được những kết quả tốt. Đây được xem là một chỉ dấu giúp Tây Ninh phát triển khá năm 2030 của Tây Ninh. Để đạt được kết quả này chính nhờ sự phát triển của hạ tầng giao thông gần đây. Nhiều tuyến đường nâng cấp giúp việc đi lại thuận lợi hơn bao giờ hết giữa các tỉnh.

Hiện tại, tỉnh Tây Ninh có 6 khu công nghiệp nằm trong quy hoạch khu công nghiệp Việt Nam. Các KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích là 3.969 hecta. Diện tích đất KCN có thể cho thuê là 2.540 hecta. Diện tích đã cho thuê 1.516,60 hecta, đạt tỷ lệ lấp đầy gần 60%.

Trong đó, Tây Ninh sẽ hưởng được lợi ích từ sự chuyển dịch này. Hạ tầng giao thông hoàn thiện giúp đầu tư sản xuất trở nên hấp dẫn hơn.

3. Tình hình đầu tư tại Tây Ninh

Theo ông Hà Văn Cung (Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Tây Ninh), từ đầu năm 2021 đến nay các KCN đã thu hút được 348,5 triệu USD. Trong đó, có 2 dự án điều chỉnh tăng vốn tại KCN Phước Đông.

Tính đến nay, các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã thu hút 362 dự án đầu tư nước ngoài và trong nước với tổng số vốn đăng ký đầu tư 7.486,11 triệu USD và trên 18.500 tỷ đồng, tạo việc làm 130.500 lao động trong và ngoài tỉnh.

Trong thời gian tới, Tây Ninh ưu tiên thu hút dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến. Tuy vậy, trong giai đoạn mới, nên đổi mới chiến lược thu hút để tạo cú bứt phá mới.

Với việc hạ tầng giao thông kết nối sẽ phân bổ vốn đầu tư từ HCM về Tây Ninh. Ngoài ra, cũng thu hút vốn từ các tỉnh có thế mạnh về công nghiệp khác trong vùng. Kết nối sẽ giúp chuyển dịch vốn và sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh giữa các địa phương với nhau.

Tóm lại, Tây Ninh sẽ là điểm đến của nhiều dự án đầu tư lớn trong thời gian tới. Hạ tầng giao thông sẽ tạo bệ phóng phát triển và đạt mục tiêu tăng trưởng những năm tới.

4. Khu công nghiệp Phước Đông Tây Ninh

Các khu công nghiệp tại Tây Ninh sẽ là điểm đến lý tưởng. Bởi lẽ khu công nghiệp Tây Ninh có vị trí gần Hồ Chí Minh và diện tích đất công nghiệp lớn. Ví dụ: khu công nghiệp Phước Đông là địa điểm phát triển công nghiệp lý tưởng nhất hiện nay.

khu công nghiệp Phước Đông là khu công nghiệp lớn nhất Tây Ninh và trong Top các khu công nghiệp lớn nhất miền Nam hiện nay. Khu công nghiệp thu hút đa ngành sản xuất. Phát triển công nghiệp cần địa điểm tốt, liên hệ ngay khu công nghiệp Phước Đông.

>> Xem thêm: Top các khu công nghiệp lớn ở miền Nam P1

>> Supply Source Link

Tham khảo: Sài Gòn VRG